BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ TÀHINE
Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014
Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014
Thông điệp
Hãy chung tay vì sự phát triển cộng đồng và để giúp đỡ các em học sinh trong mùa thi sắp tới.Đề nghị TTVHTT cung cấp thêm cho Thư Viện 3 máy tính và đường truyền Internet cũng cần được nâng cấp để phục vụ nhanh hơn.
Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014
KHU DU LỊCH ĐỒI MỘNG MƠ CÓ THÊM DỊCH VỤ CƯỠI VOI
Khu Du lịch Đồi Mộng Mơ có thêm dịch vụ cưỡi voi
Cập nhật lúc 16:35, Thứ Tư, 25/12/2013 (GMT+7)
Khu Du lịch Đồi Mộng Mơ Đà Lạt vừa mở thêm dịch vụ cưỡi voi phục vụ du khách tham quan.
Hai con voi biểu diễn và phục vụ du khách nơi đây được đưa về từ huyện Lắk của tỉnh Đắk Lắk. Đây là hai con voi đã được huấn luyện và biểu diễn trong các đoàn xiếc ở trong nước.
Việc mở thêm dịch vụ cưỡi voi ở Khu Du lịch Đồi Mộng Mơ sẽ góp phần làm phong phú thêm các dịch vụ du lịch ở Đồi Mộng Mơ nói riêng và Đà Lạt nói chung.
Voi phục vụ du khách tham quan ở Đồi Mộng Mơ http://baolamdong.vn/dulich/201312/khu-du-lich-doi-mong-mo-co-them-dich-vu-cuoi-voi-2296460/ |
Phim Tết 2014: Đại chiến Hoài Linh và Cô dâu
Phim Tết 2014: Đại chiến Hoài Linh và Cô dâu
- Có khoảng 14 phim được tung vào các rạp chiếu trên khắp cả nước, đưa Tết 2014 trở thành mùa phim cạnh tranh khốc liệt nhất so với các mùa tết trước.
Riêng phim Việt, con số không dừng lại ở 4 phim như hai năm trước mà đã tăng đến 7 phim. Một nửa phim còn lại đến từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Ấn Độ, nhưng hầu hết đều không phải là đối thủ của phim Việt, trong một mùa mà khán giả luôn dành ưu ái cho điện ảnh nước nhà.
Vân Trang trong phim Cô dâu đại chiến 2 |
Hai đối thủ
Vào lúc không khí vui xuân tràn ngập khắp nẻo đường, phòng vé rạp chiếu sẽ lại bùng nổ lần nữa, dù chỉ trong một thời đoạn ngắn so với mùa hè, tức gồm hai tuần trước và sau tết. Tổng doanh thu của các phim chiếu suốt dịp tết năm ngoái được nói đã gần chạm mức 120 tỷ đồng. Do số rạp chiếu, phòng chiếu tiếp tục tăng mạnh trong năm qua, nên phòng vé phim Tết hoàn toàn có thể đạt khoảng 140 - 150 tỷ đồng trong năm nay.
Nhưng điều đó không có nghĩa tất cả các phim được dự phần vào "chiếc bánh" phòng vé tết yên tâm dắt tay nhau cùng thắng. Thực tế mùa tết trước cho thấy, tổng doanh thu của hai phim thành công nhất (Mỹ nhân kế và Nhà có 5 nàng tiên) đã chiếm trên 100 tỷ đồng, các phim còn lại chia nhau một phần doanh thu rất nhỏ. Tình hình được dự báo sẽ lặp lại trong năm nay với hai đối thủ mạnh nhất là Cô dâu đại chiến 2 và Năm sau con lại về.
Hoài Linh trong Năm sau con lại về |
Năm sau con lại về tiếp tục cách làm "độc quyền Hoài Linh trên màn ảnh Tết" của Nhà có năm nàng tiên (cả hai phim cùng một nhà sản xuất). Phim này dựa trên một kịch bản đã từng được dựng trên sân khấu kịch ở Sài Gòn, kể chuyện đôi vợ chồng già muốn giữ thể diện cho con trai trước cô vợ Việt kiều, bèn bày ra màn kịch “trúng số độc đắc” để dàn dựng gia cảnh giàu có cho tới khi bị cô con dâu phát hiện.
Nếu tính cả thành công của Hello cô Ba hồi năm 2011, Hoài Linh cho thấy anh là ngôi sao không có đối thủ trên màn ảnh Việt vào những lúc khán giả muốn tiếng cười hơn là tiếng khóc. Sức mạnh khiến nhà sản xuất tự tin đến mức không cần quảng bá, truyền thông cho phim.
Riêng Cô dâu đại chiến 2 tập hợp một sức mạnh tổng hợp thường thấy trong công thức làm phim thương mại kiểu Hollywood. Phim ăn theo phần đầu vốn đã rất ăn khách, quy tụ dàn sao nữ xinh đẹp (Vân Trang, Lê Khánh, Lan Phương, Yu Dương, Maya) và được dàn dựng bởi đạo diễn chắc tay Victor Vũ. “Trong phim mới, tôi muốn các cô gái của tôi sẽ là những thợ săn tài tình chứ không chỉ đơn thuần là “con mồi ngoan hiền” như ở phần trước”, Victor Vũ cho biết.
Ba ẩn số
Thúy Nga trong phim Hai lúa. |
Tình hình dự báo trên những điều kiện lý tưởng là vậy. Và dĩ nhiên, thị trường vẫn còn những ẩn số nằm ở các phim thuộc chiếu dưới, gồm: Hai lúa, Cưới chạy và Cuộc chiến với chằn tinh. Cả hai phim đầu đều có chung "công thức Phước Sang" qua lối làm phim có nội dung gồm nhiều mảng miếng hài ghép lại và lôi kéo sự chú ý bằng cách thu gom các danh hài và nhân vật đình đám nhất trong năm.
Nếu Hai lúa có những “con át chủ bài” như Trấn Thành, Phương Mỹ Chi, Don Nguyễn, Thúy Nga, thì Cưới chạy tung chiêu "độc quyền Việt Hương, diễn cạnh Chí Tài, Hoàng Mập (kiêm sản xuất phim). Phim đầu nói về một anh chàng nông dân buộc phải dấn thân vào cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ cùng hai người bạn đồng hành kì quặc; còn phim sau kể chuyện đôi vợ chồng quyết tâm gả con gái lớn để tránh nguy cơ cô "ôm bom nổ chậm".
Phim Cuộc chiến với chằn tinh, tựa cũ: Thạch Sanh. |
Nhưng ẩn số lớn nhất có lẽ nằm ở trường hợp Cuộc chiến với chằn tinh, bộ phim có nhiều lận đận sau khi đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu bất ngờ đột tử vào tháng 3 năm ngoái khi phim còn đang làm hậu kỳ, sau đó tên phim cũng thay đổi từ tên cũ Thạch Sanh. Việc dựng lại thần thoại về chàng tiều phu Thạch Sanh có sức khoẻ hơn người đã chiến thắng Chằn Tinh đời Hùng Vương thứ 9, đồng nghĩa với việc phim phải đối diện với thách thức mô tả lại nước Việt cổ. Không chỉ kịch bản, nếu muốn thành công, kỹ xảo của phim cũng phải ở mức tạm được để xóa đi những ấn tượng không tốt ban đầu mà dư luận dành cho đoạn teaser của phim.
Tuần lễ "huyết chiến"
Canh bạc phim Tết 2014 được xem như sẽ an bài trong tuần lễ công chiếu của những phim ra mắt đầu tiên. Tuần lễ này năm nay rơi vào giữa tháng 1, tức 2 tuần trước tết, với ba bộ phim tự tin dành tất cả quyết tâm chiếm lĩnh thị trường: Cô dâu đại chiến 2 (ra mắt ngày 16/1), Hai lúa (17/1), Năm sau con lại về (18/1). Cả ba cạnh tranh trực tiếp với 3 phim kinh dị ngoại: 11 AM (Hàn Quốc), Ôi! Ma ơi! (Thái Lan), Devil's Due (Mỹ).
Bảy phim ngoại dự kiến chiếu Tết 2014 gồm: 11 AM (Hàn Quốc), Tây du ký: Đại náo thiên cung (Trung Quốc), I, Frankenstein (Mỹ), Ôi! Ma ơi! (Thái Lan), Jack Ryan: Điệp vụ bóng đêm (Mỹ), Devil's Due (Mỹ), Siêu nhân Krrish (Ấn Độ). |
Chỉ cần thất bại trong tuần lễ đầu tiên này, phim cầm chắc sẽ văng ra khỏi các rạp trước cả khi tết bắt đầu. Phim Vũ điệu đường cong (năm 2011) đến nay vẫn còn nguyên như một bài học xương máu trong canh bạc này. Cưới chạy và Cuộc chiến với chằn tinh thất thế hơn trong cuộc đua, lần lượt có ngày ra mắt rất cận tết là 24 và 29/1. Và cơ hội cho hai phim này chỉ có thể là vớt vát phần nào doanh thu vào cuối mùa phim.
Đó chưa phải là toàn bộ bức tranh phim Việt chiếu tết năm nay. Trên hệ thống rạp chiếu sử dụng máy chiếu kỹ thuật số ở các tỉnh phía Bắc, còn có hai phim hài được làm riêng cho phù hợp với khẩu vị hài của Bắc bộ trong bối cảnh rạp chiếu ở các thành phố lớn bị thống trị bởi hài kiểu Nam bộ. Đó là Cổ tích thời @ và Chôn nhời, quy tụ nhiều danh hài đất Bắc. Hệ thống rạp sử dụng máy chiếu kỹ thuật số được nói đã tăng đến con số 55 rạp trong năm nay, có nhiều phim tham gia chiếu vòng đầu và mang lại một doanh thu khả quan
Nghệ thuật đang đi giật lùi?
Nghệ thuật đang đi giật lùi?
Thêm lần nữa, “Bài hát yêu thích” (liveshow hôm 5.1 vừa qua) lại chọn một bài hát cũ để tôn vinh. Nghệ thuật đang đi giật lùi, hay như người ta vẫn nói, nghệ thuật không có cũ - mới, mà chỉ có hay - dở? Chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ?
Hơn thua là ở… fan?
Thế nào mà Tùng Dương lại có lúc trao “vương miện” cho Đàm Vĩnh Hưng tại cùng một giải thưởng, với tiêu chí không thay đổi, như chính Tùng Dương cũng bảo: “Kể cũng... lạ! Hai ca sĩ đại diện cho hai dòng nhạc khác nhau...”. Vậy là huề! Ai cũng có phần! Vì đến như giải Cống Hiến, vốn được các nhà báo bỏ phiếu, mà có năm thì chọn Tùng Dương, có năm lại chọn Hồ Ngọc Hà.
Nữa là, trong một giải thưởng mà khán giả mới là người "cầm cân nẩy mực". Đúng như nhạc sĩ Trần Tiến đã khiêm tốn nói (mà thực ra cũng... đúng): “Nhiều người hát bài này hay, nhưng nhờ lượng fan hùng hậu của anh Hưng mà tôi được ăn theo". Một lượng fan hùng hậu tới nỗi ngay cả một giọng ca nổi bật nhất của năm (2013 có thể nói là năm của Thu Minh) cũng không đè bẹp được.
Hay như ca khúc từng làm mưa làm gió tại thị trường hải ngoại lẫn trong nước như “Nơi tình yêu bắt đầu” (đến nỗi Bằng Kiều phải nói: “Nếu Tiến Minh tự phá được kỷ lục của chính mình thì quả là may mắn”) cũng đành nhường bước, ngay cả khi “Chiếc vòng cầu hôn” bị hát sai lời. Một “Chiếc vòng cầu hôn” đầy nắng gió cao nguyên, khi vào đến Đàm Vĩnh Hưng, tương tự “Chia tay hoàng hôn”, với những tiếng nấc khá là đặc thù, kể cũng dễ nghe mà... khó nhớ.
Tới nỗi, đến khi Trần Tiến hào sảng cất giọng (dù ông có nói trước là “đang bị cảm”) thì mới thấy hết được cái “vẻ đẹp nam tính” của nó cả trong âm sắc, ý tứ lẫn phong thái biểu đạt...
Công bằng mà nói, thì “Chiếc vòng cầu hôn” cũng là một cố gắng ghi điểm (và cả “gỡ điểm” cho một năm rặt “hứng đá”) của Đàm Vĩnh Hưng, sau một thời gian dài ngôi sao số 1 của dòng nhạc thị trường này nguyện chung tình với nhạc xưa (thậm chí còn là một trong những người sớm nhìn ra “vỉa quặng” này và mở đầu cho trào lưu này).
Thế nhưng, để là nói “đã”, thì “Chiếc khăn piêu” của năm ngoái rõ ràng là ăn đứt, trong cố gắng làm mới, phiêu linh đầy bay bổng, tha thiết của Nguyên Lê - Tùng Dương, thay vì những cử động an toàn như ở “Chiếc vòng cầu hôn”.
“Có cũ nới mới”?
Việc BHYT trong 2 năm liền đều chọn tôn vinh 2 bài hát có niên đại hàng chục năm khiến công chúng thêm một lần nữa băn khoăn: Tại sao bao giờ cũng là ca khúc cũ? Chẳng nhẽ bao nhiêu ca khúc mới không thể làm khán giả hôm nay xúc động? Nghệ thuật phải chăng đang đi giật lùi? Hay như người ta vẫn nói, nghệ thuật thì chỉ có dở - hay, mà không có đúng - sai, huống hồ còn là “bài hát yêu thích”? Thích cơ mà, làm sao phải lý giải!
Còn nhớ, hồi mới bắt tay đồng hành cùng “Bài hát Việt”, MC Diễm Quỳnh cũng từng hơn một lần băn khoăn trước cái khó: Ca khúc mới rất khó “vào” được khán giả ngay và đó là một trong những thách thức lớn của “Bài hát Việt”. Diva Thanh Lam cũng từng thổ lộ: Nếu được toàn quyền chọn, chị sẽ ưu tiên những ca khúc mới, nhưng một khi thói quen của công chúng ở ta là thích những ca khúc cũ, quen tai hơn là những ca khúc mới thì lắm khi, cũng đành phải chiều lòng vậy.
NSND Lê Khanh - người vừa đảm nhận vai trò MC trong 3 đêm nhạc chật kín khán giả vừa qua của nhạc sĩ Phú Quang (với hầu hết là ca khúc quen thuộc), cũng nói: “Có một thực tế là công chúng thường luôn đòi hỏi cái mới, nhưng lại cũng không dễ gì mở lòng trước cái mới. Thu hút họ vẫn phải là những ca khúc gắn liền với kỷ niệm và trải nghiệm cá nhân của họ, và mỗi lần nghe lại là một lần họ được trở về, hoặc có thêm những cảm nhận mới tương thích với những trải nghiệm mới của họ”.
NSND Lê Khanh - người vừa quyết định dựng lại tích chuyện “Nghêu Sò Ốc Hến” này cũng nhân tiện chia sẻ về cái gọi là “cũ” trong nghệ thuật nói chung: “Cái cũ, thực ra chỉ đáng ngại khi nó đồng nghĩa với cái cũ kỹ, già nua và đừng nghĩ, những điều đó không phải là không có trong những ca khúc mới.
Đàm Vĩnh Hưng và nhạc sĩ Trần Tiến đoạt giải Bài hát yêu thích năm 2013 với "Chiếc vòng cầu hôn".
Nước mình nhân tài văn hóa nghệ thuật thực ra đâu nhiều, tác phẩm hay trụ lại được với thời gian cũng đâu có nhiều, mà chưa gì đã nghĩ đến chuyện “có mới nới cũ”. Nào có giàu có gì đâu mà xa xỉ quá thế!”. Nhưng một mặt, người từng hóa thân vào không ít clip ca nhạc này cũng bày tỏ, chị hết sức ấn tượng với một số ca khúc mới của các tác giả trẻ như: “Giấc mơ trưa” của Giáng Son vì vẻ đẹp vời vợi, mênh mang của nó; hay “Nồng nàn Hà Nội” của Nguyễn Đức Cường vì một Hà Nội rất mới, rất trẻ trong đó; hay cái thân quen đến cay xè sống mũi trong “Bà tôi” của Nguyễn Vĩnh Tiến; hay thậm chí là cách một người trẻ như Anh Khang làm mới “Bèo dạt mây trôi”, “khiến tôi xúc động vô cùng”... Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những ca khúc mới mà Lê Khanh cho rằng chị không nghe nổi.
“Khi tiếp xúc với các sinh viên của tôi ở trường sân khấu, điện ảnh, hay các con tôi, thỉnh thoảng tôi lại nghe các bạn trẻ ấy phàn nàn: Những ca khúc đó nghe nó cứ - thế - nào - ấy, ca từ thì không nghe rõ, nhạc thì cứ như nhạc Tây, nhạc Hàn.
Và thế là họ tìm nghe nhạc ngoại, nơi những lời yêu có lẽ là được nói một cách tế nhị hơn thay vì “trắng trợn, chềnh ềnh, nhảy bổ” như một số ca khúc thị trường mà tôi từng trót nghe được đâu đó ở ngoài đường. Đã đành, nghệ thuật hay ở cái sự phong phú, đa dạng của nó. Nhưng không có nghĩa, nghệ thuật muốn nói gì cũng được, nếu chỉ cốt để sướng miệng!” - Lê Khanh nói.
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/156909/nghe-thuat-dang-di-giat-lui-.html
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/156909/nghe-thuat-dang-di-giat-lui-.html
Chênh lệch giàu nghèo khủng khiếp trong làng nghệ thuật.
Chênh lệch giàu nghèo khủng khiếp trong làng nghệ thuật.
Giật mình nhìn vào bức tranh đối lập của sao Việt qua những bức ảnh kể chuyện giàu – nghèo.
Showbiz Việt một năm 2013 chứng kiến nhiều niềm vui nhưng cũng không ít nỗi buồn. Bên cạnh hai mảng màu sáng tối của những đám cưới đặt bên những scandal tai tiếng thì sao Việt cũng đang cho thấy khoảng cách giàu – nghèo quá lớn. Đặc biệt, giữa những thế hệ nghệ sỹ già và ngôi sao trẻ ngày nay. Dưới đây là bức tranh đối lập của sao Việt qua những bức ảnh kể chuyện giàu – nghèo.
NSƯT Trần Hạnh sinh sống trong một căn nhà nhỏ rất đơn sơ với một ít đồ đạc. Ông ở cùng cậu con út bị bệnh. Nhìn ngôi nhà của ông đủ hiểu vì sao ông từng nói, đời ông khổ hơn phim rất nhiều.
Tấm chiếu mỏng được trải ngay dưới sàn nhà là nơi ông nằm ngủ. Lớp sơn tường đã ố màu thời gian. Một chiếc áo bạc màu treo trên chiếc đinh nhỏ. Kề nơi ngủ là một chiếc bàn với nhiều vật dụng đơn sơ cho sinh hoạt hàng ngày. Góc nhỏ trong căn nhà của nghệ sỹ Trần Hạnh chỉ đơn giản là một bát mì đặt trên một tấm bìa cũ. Nhưng ngay bên đó là tấm kịch bản phim bởi niềm đam mê dành cho nghề vẫn luôn cháy bỏng trong người diễn viên hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật.
Sức khỏe ốm yếu nhưng NSƯT Trần Hạnh cũng chỉ đủ ăn qua ngày với đồng lương ít ỏi 2-3 triệu đồng.
Đàm Vĩnh Hưng là một trong sao Việt khoác lên người nhiều tiền tỷ nhất. Thú chơi hàng hiệu của anh khiến nhiều người choáng. Xem tivi trăm triệu, diện đồng hồ nạm kim cương gần 2 tỷ, cắt khăn hàng hiệu nghìn đô chỉ để làm nơ... Anh cũng là người sở hữu những căn nhà giàu nứt: biệt thự 3 triệu đô, penthouse 5 triệu đô.
Căn phòng cũ kỹ này là nơi sinh sống của nghệ sỹ Tuấn Dương. Lớp sơn tường bong tróc, vật dụng không có gì giá trị đã nói lên phần nào gia cảnh nghèo của hai vợ chồng ông.
Ngày 2/12/2013 vừa qua, nghệ sỹ Tuấn Dương đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Ông vốn được khán giả biết đến qua nhiều bộ phim như Đất và người, Làng ven đô, Lều chõng… Hình ảnh còn lại về căn nhà nơi vợ chồng nghệ sỹ sinh sống khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Nhà 150 lượng vàng (tính theo thời giá năm 1999 khi xây nhà) của ca sỹ Ngọc Sơn rộng tới 300m2. Ngôi biệt thự có đến khoảng 30 bộ bàn ghế, tủ, giường và một số vật dụng trang trí được chạm trổ công phu bằng gỗ quý.
Cố nghệ sỹ Văn Hiệp lúc sinh thời chỉ sống trong một căn nhà ước chừng 8m2. Vật dụng trong nhà giản dị với chiếc bàn gỗ nhỏ để tiếp khách và lúc sinh thời, “trưởng thôn” hay hút thuốc lào. Dù đóng nhiều phim nhưng thù lao quá ít ỏi, không đủ ông điều trị bệnh. Lúc tuyệt vọng vì quá nhiều bệnh trong người, ông từng nói với con trai, nếu bố có làm sao thì để thở oxy một hai buổi rồi rút ra nhé, vì nhà mình chẳng có tiền.
Nhà của Ngô Mỹ Uyên được coi là nhà đắt nhất showbiz Việt với thông tin ngôi nhà có giá trị ước tính gần 300 tỷ.
Ở trong một căn nhà cũ từng là nơi chứa máy phát điện, đó là cuộc sống đời thường của cố NSƯT Hồ Kiểng. Ông qua đời ngày 3/4/2013 tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP HCM.
Lúc sinh thời ông từng tâm sự, mức lương hưu của ông hơn 1 triệu đồng, tham gia đóng phim được vài chục nghìn đồng cho một vai diễn. Cuộc sống của người đạt kỷ lục đóng nhiều vai phụ nhất Việt Nam với hơn 200 bộ phim là đây: nghèo suốt cả cuộc đời cống hiến nhưng luôn rạng rỡ nụ cười.
7 tỷ cho một xế hộp “chỉ là” một món quà chồng Thu Minh tặng cô nhân bữa tiệc cuối năm.
Chỉ riêng một chiếc đồng hồ đeo trên tay của Thủy Tiên cũng có giá gần 4 tỷ.
Tăng Thanh Hà với đồng hồ hơn 1 tỷ là quà bố chồng tặng.
Lý Nhã Kỳ diện váy hàng hiệu trị giá 2 tỷ cộng với bộ trang sức đặt riêng của hãng nữ trang nổi tiếng thế giới có giá 12 tỷ khi xuất hiện trên thảm đỏ Cannes.
Nghệ sỹ Mai Ngọc Căn sống trong một căn nhà nhỏ ở con ngõ phố Hồng Mai, Hà Nội. 74 tuổi, ông cống hiến cho nghệ thuật cả cuộc đời mình nhưng không tham lam bất kỳ một danh hiệu nào.
Nữ ca sỹ Trang Nhung gây choáng khi giới thiệu ngôi nhà 100 tỷ của mình.
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/156799/chenh-lech-giau-ngheo-khung-khiep-trong-lang-nghe.html
Showbiz Việt một năm 2013 chứng kiến nhiều niềm vui nhưng cũng không ít nỗi buồn. Bên cạnh hai mảng màu sáng tối của những đám cưới đặt bên những scandal tai tiếng thì sao Việt cũng đang cho thấy khoảng cách giàu – nghèo quá lớn. Đặc biệt, giữa những thế hệ nghệ sỹ già và ngôi sao trẻ ngày nay. Dưới đây là bức tranh đối lập của sao Việt qua những bức ảnh kể chuyện giàu – nghèo.
NSƯT Trần Hạnh sinh sống trong một căn nhà nhỏ rất đơn sơ với một ít đồ đạc. Ông ở cùng cậu con út bị bệnh. Nhìn ngôi nhà của ông đủ hiểu vì sao ông từng nói, đời ông khổ hơn phim rất nhiều.
Tấm chiếu mỏng được trải ngay dưới sàn nhà là nơi ông nằm ngủ. Lớp sơn tường đã ố màu thời gian. Một chiếc áo bạc màu treo trên chiếc đinh nhỏ. Kề nơi ngủ là một chiếc bàn với nhiều vật dụng đơn sơ cho sinh hoạt hàng ngày. Góc nhỏ trong căn nhà của nghệ sỹ Trần Hạnh chỉ đơn giản là một bát mì đặt trên một tấm bìa cũ. Nhưng ngay bên đó là tấm kịch bản phim bởi niềm đam mê dành cho nghề vẫn luôn cháy bỏng trong người diễn viên hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật.
Sức khỏe ốm yếu nhưng NSƯT Trần Hạnh cũng chỉ đủ ăn qua ngày với đồng lương ít ỏi 2-3 triệu đồng.
Đàm Vĩnh Hưng là một trong sao Việt khoác lên người nhiều tiền tỷ nhất. Thú chơi hàng hiệu của anh khiến nhiều người choáng. Xem tivi trăm triệu, diện đồng hồ nạm kim cương gần 2 tỷ, cắt khăn hàng hiệu nghìn đô chỉ để làm nơ... Anh cũng là người sở hữu những căn nhà giàu nứt: biệt thự 3 triệu đô, penthouse 5 triệu đô.
Căn phòng cũ kỹ này là nơi sinh sống của nghệ sỹ Tuấn Dương. Lớp sơn tường bong tróc, vật dụng không có gì giá trị đã nói lên phần nào gia cảnh nghèo của hai vợ chồng ông.
Ngày 2/12/2013 vừa qua, nghệ sỹ Tuấn Dương đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Ông vốn được khán giả biết đến qua nhiều bộ phim như Đất và người, Làng ven đô, Lều chõng… Hình ảnh còn lại về căn nhà nơi vợ chồng nghệ sỹ sinh sống khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Nhà 150 lượng vàng (tính theo thời giá năm 1999 khi xây nhà) của ca sỹ Ngọc Sơn rộng tới 300m2. Ngôi biệt thự có đến khoảng 30 bộ bàn ghế, tủ, giường và một số vật dụng trang trí được chạm trổ công phu bằng gỗ quý.
Cố nghệ sỹ Văn Hiệp lúc sinh thời chỉ sống trong một căn nhà ước chừng 8m2. Vật dụng trong nhà giản dị với chiếc bàn gỗ nhỏ để tiếp khách và lúc sinh thời, “trưởng thôn” hay hút thuốc lào. Dù đóng nhiều phim nhưng thù lao quá ít ỏi, không đủ ông điều trị bệnh. Lúc tuyệt vọng vì quá nhiều bệnh trong người, ông từng nói với con trai, nếu bố có làm sao thì để thở oxy một hai buổi rồi rút ra nhé, vì nhà mình chẳng có tiền.
Nhà của Ngô Mỹ Uyên được coi là nhà đắt nhất showbiz Việt với thông tin ngôi nhà có giá trị ước tính gần 300 tỷ.
Ở trong một căn nhà cũ từng là nơi chứa máy phát điện, đó là cuộc sống đời thường của cố NSƯT Hồ Kiểng. Ông qua đời ngày 3/4/2013 tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP HCM.
Lúc sinh thời ông từng tâm sự, mức lương hưu của ông hơn 1 triệu đồng, tham gia đóng phim được vài chục nghìn đồng cho một vai diễn. Cuộc sống của người đạt kỷ lục đóng nhiều vai phụ nhất Việt Nam với hơn 200 bộ phim là đây: nghèo suốt cả cuộc đời cống hiến nhưng luôn rạng rỡ nụ cười.
7 tỷ cho một xế hộp “chỉ là” một món quà chồng Thu Minh tặng cô nhân bữa tiệc cuối năm.
Chỉ riêng một chiếc đồng hồ đeo trên tay của Thủy Tiên cũng có giá gần 4 tỷ.
Tăng Thanh Hà với đồng hồ hơn 1 tỷ là quà bố chồng tặng.
Lý Nhã Kỳ diện váy hàng hiệu trị giá 2 tỷ cộng với bộ trang sức đặt riêng của hãng nữ trang nổi tiếng thế giới có giá 12 tỷ khi xuất hiện trên thảm đỏ Cannes.
Nghệ sỹ Mai Ngọc Căn sống trong một căn nhà nhỏ ở con ngõ phố Hồng Mai, Hà Nội. 74 tuổi, ông cống hiến cho nghệ thuật cả cuộc đời mình nhưng không tham lam bất kỳ một danh hiệu nào.
Nữ ca sỹ Trang Nhung gây choáng khi giới thiệu ngôi nhà 100 tỷ của mình.
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/156799/chenh-lech-giau-ngheo-khung-khiep-trong-lang-nghe.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)