Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Nghệ thuật đang đi giật lùi?

Nghệ thuật đang đi giật lùi?

Thêm lần nữa, “Bài hát yêu thích” (liveshow hôm 5.1 vừa qua) lại chọn một bài hát cũ để tôn vinh. Nghệ thuật đang đi giật lùi, hay như người ta vẫn nói, nghệ thuật không có cũ - mới, mà chỉ có hay - dở? Chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ?
Đàm Vĩnh Hưng bị đám đông thương mại hóa
Đứng hình vì Mr Đàm đột ngột hôn Thanh Thảo
 
Hơn thua là ở… fan?
Thế nào mà Tùng Dương lại có lúc trao “vương miện” cho Đàm Vĩnh Hưng tại cùng một giải thưởng, với tiêu chí không thay đổi, như chính Tùng Dương cũng bảo: “Kể cũng... lạ! Hai ca sĩ đại diện cho hai dòng nhạc khác nhau...”. Vậy là huề! Ai cũng có phần! Vì đến như giải Cống Hiến, vốn được các nhà báo bỏ phiếu, mà có năm thì chọn Tùng Dương, có năm lại chọn Hồ Ngọc Hà.
Nữa là, trong một giải thưởng mà khán giả mới là người "cầm cân nẩy mực". Đúng như nhạc sĩ Trần Tiến đã khiêm tốn nói (mà thực ra cũng... đúng): “Nhiều người hát bài này hay, nhưng nhờ lượng fan hùng hậu của anh Hưng mà tôi được ăn theo". Một lượng fan hùng hậu tới nỗi ngay cả một giọng ca nổi bật nhất của năm (2013 có thể nói là năm của Thu Minh) cũng không đè bẹp được.
Đàm Vĩnh Hưng, Bài hát yêu thích, chiếc vòng cầu hôn 
Hay như ca khúc từng làm mưa làm gió tại thị trường hải ngoại lẫn trong nước như “Nơi tình yêu bắt đầu” (đến nỗi Bằng Kiều phải nói: “Nếu Tiến Minh tự phá được kỷ lục của chính mình thì quả là may mắn”) cũng đành nhường bước, ngay cả khi “Chiếc vòng cầu hôn” bị hát sai lời. Một “Chiếc vòng cầu hôn” đầy nắng gió cao nguyên, khi vào đến Đàm Vĩnh Hưng, tương tự “Chia tay hoàng hôn”, với những tiếng nấc khá là đặc thù, kể cũng dễ nghe mà... khó nhớ.
Tới nỗi, đến khi Trần Tiến hào sảng cất giọng (dù ông có nói trước là “đang bị cảm”) thì mới thấy hết được cái “vẻ đẹp nam tính” của nó cả trong âm sắc, ý tứ lẫn phong thái biểu đạt...
Công bằng mà nói, thì “Chiếc vòng cầu hôn” cũng là một cố gắng ghi điểm (và cả “gỡ điểm” cho một năm rặt “hứng đá”) của Đàm Vĩnh Hưng, sau một thời gian dài ngôi sao số 1 của dòng nhạc thị trường này nguyện chung tình với nhạc xưa (thậm chí còn là một trong những người sớm nhìn ra “vỉa quặng” này và mở đầu cho trào lưu này).
Thế nhưng, để là nói “đã”, thì “Chiếc khăn piêu” của năm ngoái rõ ràng là ăn đứt, trong cố gắng làm mới, phiêu linh đầy bay bổng, tha thiết của Nguyên Lê - Tùng Dương, thay vì những cử động an toàn như ở “Chiếc vòng cầu hôn”.
“Có cũ nới mới”?
Việc BHYT trong 2 năm liền đều chọn tôn vinh 2 bài hát có niên đại hàng chục năm khiến công chúng thêm một lần nữa băn khoăn: Tại sao bao giờ cũng là ca khúc cũ? Chẳng nhẽ bao nhiêu ca khúc mới không thể làm khán giả hôm nay xúc động? Nghệ thuật phải chăng đang đi giật lùi? Hay như người ta vẫn nói, nghệ thuật thì chỉ có dở - hay, mà không có đúng - sai, huống hồ còn là “bài hát yêu thích”? Thích cơ mà, làm sao phải lý giải!
Còn nhớ, hồi mới bắt tay đồng hành cùng “Bài hát Việt”, MC Diễm Quỳnh cũng từng hơn một lần băn khoăn trước cái khó: Ca khúc mới rất khó “vào” được khán giả ngay và đó là một trong những thách thức lớn của “Bài hát Việt”. Diva Thanh Lam cũng từng thổ lộ: Nếu được toàn quyền chọn, chị sẽ ưu tiên những ca khúc mới, nhưng một khi thói quen của công chúng ở ta là thích những ca khúc cũ, quen tai hơn là những ca khúc mới thì lắm khi, cũng đành phải chiều lòng vậy.
NSND Lê Khanh - người vừa đảm nhận vai trò MC trong 3 đêm nhạc chật kín khán giả vừa qua của nhạc sĩ Phú Quang (với hầu hết là ca khúc quen thuộc), cũng nói: “Có một thực tế là công chúng thường luôn đòi hỏi cái mới, nhưng lại cũng không dễ gì mở lòng trước cái mới. Thu hút họ vẫn phải là những ca khúc gắn liền với kỷ niệm và trải nghiệm cá nhân của họ, và mỗi lần nghe lại là một lần họ được trở về, hoặc có thêm những cảm nhận mới tương thích với những trải nghiệm mới của họ”.
NSND Lê Khanh - người vừa quyết định dựng lại tích chuyện “Nghêu Sò Ốc Hến” này cũng nhân tiện chia sẻ về cái gọi là “cũ” trong nghệ thuật nói chung: “Cái cũ, thực ra chỉ đáng ngại khi nó đồng nghĩa với cái cũ kỹ, già nua và đừng nghĩ, những điều đó không phải là không có trong những ca khúc mới.
Đàm Vĩnh Hưng, Bài hát yêu thích, chiếc vòng cầu hôn 
Đàm Vĩnh Hưng và nhạc sĩ Trần Tiến đoạt giải Bài hát yêu thích năm 2013 với "Chiếc vòng cầu hôn".
Nước mình nhân tài văn hóa nghệ thuật thực ra đâu nhiều, tác phẩm hay trụ lại được với thời gian cũng đâu có nhiều, mà chưa gì đã nghĩ đến chuyện “có mới nới cũ”. Nào có giàu có gì đâu mà xa xỉ quá thế!”. Nhưng một mặt, người từng hóa thân vào không ít clip ca nhạc này cũng bày tỏ, chị hết sức ấn tượng với một số ca khúc mới của các tác giả trẻ như: “Giấc mơ trưa” của Giáng Son vì vẻ đẹp vời vợi, mênh mang của nó; hay “Nồng nàn Hà Nội” của Nguyễn Đức Cường vì một Hà Nội rất mới, rất trẻ trong đó; hay cái thân quen đến cay xè sống mũi trong “Bà tôi” của Nguyễn Vĩnh Tiến; hay thậm chí là cách một người trẻ như Anh Khang làm mới “Bèo dạt mây trôi”, “khiến tôi xúc động vô cùng”... Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những ca khúc mới mà Lê Khanh cho rằng chị không nghe nổi.
“Khi tiếp xúc với các sinh viên của tôi ở trường sân khấu, điện ảnh, hay các con tôi, thỉnh thoảng tôi lại nghe các bạn trẻ ấy phàn nàn: Những ca khúc đó nghe nó cứ - thế - nào - ấy, ca từ thì không nghe rõ, nhạc thì cứ như nhạc Tây, nhạc Hàn.
Và thế là họ tìm nghe nhạc ngoại, nơi những lời yêu có lẽ là được nói một cách tế nhị hơn thay vì “trắng trợn, chềnh ềnh, nhảy bổ” như một số ca khúc thị trường mà tôi từng trót nghe được đâu đó ở ngoài đường. Đã đành, nghệ thuật hay ở cái sự phong phú, đa dạng của nó. Nhưng không có nghĩa, nghệ thuật muốn nói gì cũng được, nếu chỉ cốt để sướng miệng!” - Lê Khanh nói.
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/156909/nghe-thuat-dang-di-giat-lui-.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét